Blog radio “Không phải tất cả những cuộc chia ly đều xấu. Có những cuộc chia ly đưa chúng tôi tiến về tương lai.”
Đó là một chiều mùa Hè.
Tôi đứng ở hiên nhà, nhìn bóng thằng Long lầm lũi ngồi lên sau xe máy của bố nó, cái ba lô to tổ chảng cứ chực kéo sệ đôi vai gầy gò của nó xuống. Nó xốc lại cho ngay ngắn, quay lại vẫy tay với tôi lần cuối, và đi.
Bóng chiều đổ xuống đỏ lựng không gian. Mùa Hè năm đó của tôi kết thúc vào chiều hôm ấy. Và có thể đó cũng là ngày cuối cùng của những mùa Hè vui vẻ trong tuổi thơ tôi, khi người bạn thân nhất thời thơ ấu ra đi không một lời nhắn lại, ngoài một cái vẫy tay. Nắng Hè nhức mắt. Vọng lại từ xa xôi đâu đó tiếng gió thổi rì rào thay cho lời tiễn biệt mà tôi không thể nói thành lời.
Thằng Long và tôi bằng tuổi nhau, sinh nhật chỉ cách nhau một tháng. Gia đình nó giàu nhất xóm tôi. Từ hồi tôi còn nhỏ xíu, cứ mỗi chiều đi học mẫu giáo về, tôi lại nhảy tót sang nhà nó xem ké phim hoạt hình. Thời bấy giờ, có một cái tivi màu như nhà nó là cả một vấn đề. Cả xóm chỉ mỗi mình nhà nó có tivi. Nhưng thằng Long không cây nhà mình giàu mà chảnh. Nó luôn mở rộng cửa đón lũ trẻ con lít nhít chúng tôi và luôn để phần cho tôi một cái kẹo bánh gì đó mỗi khi nhà có khách đến chơi. Những ngày không tụ tập với lũ trẻ trong xóm, tôi với nó hay tha thẩn đi loanh quanh và vặt na xiêm ở bờ ao hay kiếm que để câu cá. Một ngày trời mưa, tôi với nó dắt nhau đi vặt na xiêm dại. Nó đứng ở trong giữ tay tôi, còn tôi có vươn ra ngoài để vặt bằng được hai quả “sinh đôi” đang treo lúc lắc. Tôi cứ vươn ra, vươn mãi rồi bất thình lình trượt chân và tuột xuống mép ao. Thằng Long hét lớn rồi lao xuống kéo tôi lên. Lúc tôi định thần lại thì cái bắp chân bên trái của nó be bét máu. Nó cầm hai quả na đưa cho tôi rồi cười toe toét, vết thương dài bằng cả gang tay sau bắp chân nó cứ rỉ máu suốt dọc đường về nhà.
Năm tôi mười tuổi, nhà thằng Long phá sản. Tôi không biết bố nó làm gì, chỉ biết trước đây khách khứa ra vào nhà thường xuyên, có các bà các cô ăn vận đẹp và sang trọng, có những chú mặc comple ngăn ngắn, cũng có những tay anh chị mặt mũi bợm trợn xăm trổ đầy mình. Một tháng sau, mẹ nó bỏ đi, để lại nó với đứa em lên năm cho bố nó nuôi. Tháng sau nữa thì ba bố con nó cũng đi không một lời từ biệt. Hàng xóm quanh đó bảo nhà nó bị ngân hàng xiết nợ. Từ ngày đó, tôi vẫn chơi với lũ trẻ con trong xóm. Sau này, hầu như nhà ai cũng có tivi nên những buổi tập trung cả xóm lúc bảy giờ xem thời sự hay tám giờ xem phim Hàn Quốc cũng không còn nữa. Những buổi chiều nghỉ học, tôi hay ngồi một mình ở hiên nhà nhớ về buổi chiều buồn, nhiều cảm xúc nhưng hoàn toàn câm lặng ấy. Tôi biết ai rồi cũng có lúc chia xa, nhưng cuộc tiễn biệt của chúng tôi chóng vánh đến mức tôi không thể nào cảm nhận nỗi đau ngay tức thì, mà để nó ngấm dần vào tôi từng ngày một.
Năm tôi mười lăm tuổi, gia đình tôi chuyển đi. Sợi dây duy nhất giúp tôi vớ thằng Long liên lạc lại với nhau cuối cùng cũng đứt. Tôi bị cuốn vào chuyện học hành và chuẩn bị thi lên cấp Ba. Tình cờ, tôi gặp lại thằng Long. Nó đỗ cùng trường với tôi và học ngay lớp bên cạnh. Ngày lên trường xem điểm, nó đứng ngay gần tôi, mặc cái quần lửng để lộ ra vết sẹo hơn gang tay kéo dài xuống gót.
Long! Long “te”!
Nó quay lại, dáo dác nhìn xung quanh và thấy tôi rồi lưỡng lự trong giây lát. Đôi mắt ấy, làn da trắng công tử bột âý, tôi không thể nhầm được.
Tao, Tùng “cóc” đây!
Nó giật mình như vừa nhớ ra điều gì quan trọng lắm, chạy lại rồi khoác vai tôi. Mắt nó lonh lanh đầy những cảm xúc khó tả.
Cũng đỗ Thái Phiên à?- Nó nói như thể chúng tôi mới tạm biệt nhau ngày hôm qua, vài năm năm trôi qua chỉ như trong chốc lát.
Ờ, tao A7 này. Mày lớp nào?
A6.
Đó là một buổi chiều cuối hè đầy nắng. Hoa phượng đã tàn hết, chỉ để lại những quả phượng dài đung đưa theo gió. Nắng đổ khắp sân trường, lẫn trong đám đông học trò, phụ huynh ồn ào náo nhiệt, tôi chỉ nhìn thấy duy nhất gương mặt rất đỗi quen thuộc của thằng bạn thân.
Blog tinh yeu don phuong Thằng Long với bố và em nó đang ở nhà ông bà nội, cách nhà cũng khá xa. Bố nó giờ không giàu sụ như ngày xưa, nhưng cuộc sống cũng khá giả nhờ cửa hàng đồ gốm lớn lúc nào cũng đông khách. “Không dư dả như trước nhưng cũng chẳng thiếu gì, mà cuộc sống giờ lại đơn giản.” – Nó bảo với tôi như vậy, trong một chiều hai đứa cùng nhau đi học về. Mặt nó ngước lên trời, hài lòng và thư thái. Người ta vẫn hay nói “như chưa hề có cuộc chia ly”, tôi đoán câu nói đó diễn tả chính xác những gì đang diễn ra giữa chúng tôi bây giờ. Ít nhất là trong ba năm tới, tôi và nó sẽ vẫn chơi cùng nhau như ngày trước. Thỉnh thoảng, tôi qua nhà nó chơi, ngồi nói chuyện với bố nó hay rủ nó đi đá bóng. Nó lại là thằng Long hiền lành và vui vẻ ngày xưa, nhưng không còn yếu ớt và ẻo lả nữa.
Một ngày, tôi và thằng Long đang đạp xe về đến gần nhà nó thì “choang”, tiếng bát đĩa vỡ dội ầm ầm như trống dồn. Tiếng khóc, tiếng gọi trộn vào nhau ầm ĩ. Thằng Long vứt cái xe đạp ở đầu ngõ, mặt mũi trắng bệch lao vào nhà. Mẹ thằng Long ngồi trong nhà, nước mắt giàn giụa trên khuôn mặt nhợt nhạt không son phấn, va li của mẹ nó nằm lăn lóc. Cái Hiền, em thằng Long ngồi thu lu trong góc, hai mắt ngấn nước. Bố nó mặt mũi đỏ ngầu, hai tay vẫn còn cầm đôi đũa, trên nền nhà vung vãi những mảnh bát đĩa vỡ. Thằng Long không nói gì, đỡ mẹ nó vào sau nhà rửa mặt mũi rồi lầm lũi đi vào phòng và đóng cửa lại thật khẽ. Khẽ như tiếng khóc bị nín chặt trong lòng nó vào buổi chiều tạm biệt của chúng tôi.
Mẹ thằng Long, sau chuyến đi không lời từ biệt hơn năm năm, cuối cùng cũng quay trở lại. Thằng Long không nói gì, cũng không kể chuyện nhà nó cho tôi nghe nữa, nhưng nó thở dài nhiều hơn và đi đá bóng nhiều hơn. Nó bảo thời gian ở ngoài đường làm nó thấy vui. Thỉnh thoảng thấy tôi, mẹ nó vẫn gọi và mời về nhà ăn cơm, nhưng tôi biết thằng Long không muốn vậy. Mẹ nó giờ trông đã khác hẳn so với ngày trước lúc mới về. Da dẻ hồng hào hơn, quần áo tươm tất hơn, và cười nói nhiều hơn.
– Mày còn giận mẹ à? – Tôi chạm khẽ vào vai thằng long hỏi.
– Có những điều không phải mày cứ muốn quên là sẽ quên ngay được.
Bọn tôi cùng im lặng.
Năm cuối cấp, tôi và Long chuẩn bị thi đại học, nó chọn Kiến Trúc, tôi theo Xây Dựng. Đường đi của chúng tôi luôn song hành theo một cách đặc biệt nào đấy. Kỳ học cuối cùng trôi qua chóng vánh, bọn tôi vẫn đi học chung và đá bóng đều đặn. Mẹ nó vẫn đon đả và vui vẻ với mọi người, đôi lúc tôi cũng gặp mẹ nó đứng ở đầu ngõ đón nó đi học về. Nó vẫn giữ một sắc mặt lạnh lạnh không thay đổi, tự dắt xe vào nhà và khua tay kêu tôi về đi. Vết sẹo ở bắp chân nó to và lồi lên, tuy đã nhạt màu nhưng cũng nhắc tôi hiểu nó đã phải một mình vật lộn với những tổn thương da thịt và nội tâm như thế nào. Tôi chỉ có thể đi chơi với nó, học với nó và hứa hẹn phải đỗ đại học để khi lên Hà Nội sẽ thuê nhà trọ cùng nhau. Tôi biết như thế là chưa đủ, nhưng thằng Long chỉ cần có vậy. Đôi lúc có những cuộc trò chuyện vu vơ, nó buột miệng nói: “Thật ra có mẹ ở nhà cũng không phải là không tốt!”, rồi thôi. Đó là những lời hiếm hoi tôi nghe nó nói về mẹ nó, nhưng là những lời nhiều tình cảm nhất tôi được nghe từ một thằng con trai đang tuổi lớn, nghịch ngợm và nông nổi như chúng tôi.
Hai tháng trước ngày tốt nghiệp, mẹ nó đi. Không phải đi, mà là bốc hơi. Không một lời từ biệt, không một mảnh giấy nhắn, không một tiếng thở than. Cái Hiền thôi khóc, bố nó thôi đạp phá, còn thằng Long thì lại đội cái mũ lưỡi trai, dắt xe ra đầu ngõ rồi rủ tôi ra bờ hồ. Nó chẳng nói gì. Tôi ngồi ngay cạnh, khoác vai nó rồi cũng lặng im. Mặt hồ gợn sóng lăn tăn. Tôi muốn đưa tay ra giữ nó lại và lĩnh một vết sẹo thật dài để chia sẻ bớt những gì nó đang giữ trong lòng. Thằng Long, từ sau lần cứu tôi, chưa bao giờ trượt ngã, nhưng tôi thấy nó đang rơi, rơi đi đâu xa lắm. Nó ngồi im phắc như bức tượng, không nghe thấy cả tiếng sụt sịt dù nước mắt nó chảy tràn hai gò má.
– Nếu việc mẹ mày ra đi khiến cuộc sống của mọi người trở về trật tự ban đầu, thì cảm giác tệ hại này sẽ trôi qua thôi. Mỗi người có một con đường khác nhau, người rẽ trái, người rẽ phải, người lùi về quá khứ, cũng có người tiến về phía trước – Tôi nói. Nó vẫn cúi mặt, chiếc mũ lưỡi trai che kín hai con mắt đỏ au.
…
Mày đã mạnh mẽ hơn. Và mày chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn.
…
Blog tinh yeu cam dong nhat Chúng tôi cứ ngồi như thế suốt buổi chiều. Cây liễu cạnh ghế đá ngả nghiêng theo gió, thả những chiếc lá khô xuống mặt hồ. Thằng Long cứ đan hai bàn tay vào nhau và những giọt nước mắt dần khô. Nó thật ra mạnh mẽ hơn tôi rất nhiều.
Chúng tôi vác hai cái ba lô to tổ chảng xệ hết cả vai, đứng ở cổng ga Hải Phòng đỡ lấy thùng đồ ăn mà mẹ tôi và bố nó chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Nó vẫy tay chào bố nó rồi vào bến. Nét mặt nó rặng rỡ hơn bao giờ hết, giống như nét mặt của bao đứa tân sinh viên đang chuẩn bị lên trường nhập học.
Chúng tôi vác hai cái ba lô to tổ chảng xệ hết cả vai, đứng ở cổng ga Hải Phòng đỡ lấy thùng đồ ăn mà mẹ tôi và bố nó chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Nó vẫy tay chào bố nó rồi vào bến. Nét mặt nó rặng rỡ hơn bao giờ hết, giống như nét mặt của bao đứa tân sinh viên đang chuẩn bị lên trường nhập học.
Không phải tất cả những cuộc chia ly đều xấu. Có những cuộc chia ly đưa chúng tôi tiến về tương lại.