Blog Tình Yêu : Sống đẹp : Đời không như là mơ

Contributors

Blog Archive

Powered by Blogger.
[2][true][slider-top-big][Galleries]
You are here: Home / , Sống đẹp : Đời không như là mơ

Sống đẹp : Đời không như là mơ

| No comment

 blog tinh yeu Có rất nhiều người trưởng thành một cách êm ấm trong xã hội bây giờ, tất cả những gì họ học được là từ sách vở và thầy cô, một số ít hơn từ bạn bè. Những gì thuộc về sách vở là những gì chắt lọc, thánh thiện và khuôn mẫu. Sách vở vẽ ra một xã hội trật tự rõ ràng, đẹp đẽ, chân lý. Và sự thật đúng là như vậy.



Nếu như thế thì cũng chẳng có gì để nói đến và bàn đến. Một nhà văn hiện thực thành công khi anh ta đặt mình vào thực tế, anh ta có trải qua đau khổ thì anh ta mới viết đúng về khổ đau, anh ta có trải qua nghèo khó thì anh ta mới viết đúng về bần hàn. Một nhà thơ tình chỉ viết thơ vui khi anh ta có tình yêu, chỉ viết thơ buồn khi anh ta thất tình và chỉ viết thơ châm biếm khi anh ta chán chường với tình yêu của mình. Một họa sĩ nổi danh phải ngắm nhìn hình mẫu để vẻ, nếu anh vẽ theo phong cách siêu thực, anh không cần hình mẫu thì cũng sẽ có số đông người không tưởng tượng ra hình mẫu đó khi nhìn vào tranh của anh. Nhà văn chỉ tốn giấy mực nếu như anh ta chọn sai con đường và ít trải nghiệm, nhà thơ chết đói khi nhà văn lên ngôi. Và họa sĩ đổi nghề khi màu vẽ khô lại thành từng cục.
 blog tinh yeu hay nhat Cuộc đời là một chuỗi những sự kiện hai mặt nối tiếp nhau, chỉ chấm dứt khi chủ thể trở về với cát bụi. Có kẻ khóc thì có người cười, có bề trên thì có cấp dưới, có tích cực thì có tiêu cực… Một xã hội không tưởng với sự công bằng với mọi người, tài sản là của chung, nhà anh cũng như nhà tôi, xe anh cũng như xe tôi, tiền anh cũng như tiền tôi… có lẽ sẽ không bao giờ là hiện thực, một hiện thực có phần phũ.
Ai cũng có ước mơ, nhưng mấy ai đạt được mơ ước của mình? Và khi công thành danh toại với cái mơ ước đó, có chắc anh không trầy trật, không mất gì không? Quan trọng là anh phải biết đánh đổi (với một số người có thể là bằng mọi giá) để có thể mỉm cười đắc ý ra mặt hoặc âm thầm trong bụng khi nhìn lại khoảng thời gian của mình. Tuy nhiên, đời không phải là một giấc mơ, khi mơ ta có thể vui, buồn, sướng, khổ, có thể thần kỳ hóa, phi hiện thực hóa và thoát khỏi giấc mơ là những tiếc nuối hoặc tiếng thở phào nhẹ nhõm. Mỗi hành động ngoài đời thực đều đem lại những tác động, dù ít hay nhiều. Ngoài đời phũ phàng hơn nhiều.

Sách vở, kiến thức nhà trường tạo nên một giấc mơ đẹp, khiến cho con người mụ mị với giấc mơ đẹp đó. Nhưng cuộc sống thực tế nó khác. Trường đời khác trường học và khắc nghiệt hơn trường học. Trường học chỉ dạy những điều căn bản và làm khuôn mẫu cho chúng ta biết mềm nắn rắn buông, biết linh động hơn. Xu hướng chung của xã hội, nói trắng ra là tiền. Tiền làm nên mọi thứ, tuy không phải là tất cả nhưng cũng không phải có quá nhiều ngoại lệ. Một người có thể không quan tâm đến tiền khi và chỉ khi anh ta đã có quá nhiều tiền hoặc anh ta không có khả năng tạo ra tiền nữa.
Tình nghĩa rất quan trọng, nhưng nhiều khi tình nghĩa sinh ra từ vật chất đấy thôi. Một túp lều tranh hai quả tim vàng liệu tồn tại được bao lâu khi xung quanh có quá nhiều cám dỗ? Cuộc đời không cho không biếu không ai bao giờ, bách ích đi thì bánh quy lại vì có qua có lại mới toại lòng nhau. Tôi cho anh cơ hội, việc làm, tình cảm… thì anh chí ít cũng phải thể hiện được cái sự biết ơn của mình, dù bằng cách này hay cách khác.
Những người khăng khăng với lý tưởng sống tốt đẹp, hoặc là chưa tiếp xúc nhiều, chưa ra khỏi được bầu trời hình tròn; hoặc là quá ấn tượng mạnh đến nỗi tôn sùng một cách thanh khiết, liêm minh; hoặc là đang giả tạo để tỏ vẻ ra mình là một người có hiểu biết sâu rộng. Ao trong thì không có cá, ao đục thì lắm người câu.
Sống là đấu tranh và chọn lọc, bản thân anh sẽ bị đào thải nếu như anh không kịp thích nghi hoặc không muốn thích nghi. Có mấy người giàu có nhờ cha mẹ, có mấy người giàu có nhờ đôi tay và trí óc? Và liệu có duy trì được sự vương giả đó suốt đời? Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.


 blog tình yêu lãng mạng Ra đời mới biết nhiều chuyện, và không phải chuyện nào cũng nói ra được, có những chuyện đã thành một thông lệ, xã hội hợp thức hóa những chuyện xấu thành những chuyện đáng giấu kín, và sau đó lại biết nó thành những thứ bình thường, bình thường đến mức không – cần – nói – ra. Dù có chuẩn bị từ trước, bản thân anh rồi cũng sẽ choáng ngộp. Nhưng rồi cũng sẽ quen, khi mà nó diễn ra quá nhiều và quá ư là êm đềm.
Nói bao nhiêu cũng không đủ, nghĩ bao nhiêu cũng không vừa.
Người ta đặt ra những chuẩn mực, rồi lại âm thầm phá vỡ những chuẩn mực đó. Vậy tại sao lại đặt ra những chuẩn mực?
Vì đời không như là mơ.