Blog Tình Yêu : Sống đẹp : Niềm vui trong sáng

Contributors

Blog Archive

Powered by Blogger.
[2][true][slider-top-big][Galleries]
You are here: Home / Sống đẹp : Niềm vui trong sáng

Sống đẹp : Niềm vui trong sáng

| No comment



Blog tinh yeu hanh phuc “Đầu tiên chúng ta là con cái của cha mẹ chúng ta, 
sau đó chúng ta là cha mẹ của con cái chúng ta, 
rồi chúng ta là cha mẹ của cha mẹ chúng ta,
 cuối cùng chúng ta là con cái của con cái chúng ta.”
~ Milton Greenblatt
Sau một thời gian dài, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi mắc bệnh Alzheimer – chứng mất trí nhớ. Ban đầu, mẹ hay quên lặt vặt còn tôi luôn phải nhắc cho bà nhớ các chi tiết hay từ bị thiếu mỗi khi bà kể lại những chuyện mà tôi đã nghe rất nhiều lần khi còn bé. Tôi có nghi ngờ nhưng cũng không muốn tin hẳn. Nhưng rồi mẹ phải nhập viện và tôi không thể tiếp tục phủ nhận nghi vấn của mình thêm nữa. Đêm đó ở bệnh viện, mẹ có triệu chứng rối loạn và la hét ở hành lang. Một bác sĩ thần kinh đến khám và cho biết mẹ tôi đang ở vào giai đoạn giữa của căn bệnh này.
Bác sĩ tỏ ra rất tử tế và thương cảm với trường hợp của mẹ khi chúng tôi ngồi trong phòng họp của bệnh viện. Ông giải thích rằng đối với những người bị mất trí, họ sẽ không bao giờ lấy lại được ký ức đã mất. Tuy hiểu vậy nhưng suốt những tháng sau đó, tôi vẫn không kìm được và luôn chực bảo mẹ: “Con đã bảo mẹ rồi mà!”.
Mẹ sống với gia đình tôi từ lúc bà về hưu. Giữa chúng tôi có một tình bạn sâu sắc và bà sống rất độc lập với đầy những hoạt động riêng của mình. Ấy vậy mà chỉ sau một đêm, cuộc sống của gia đình tôi thay đổi hoàn toàn. Những tháng ngày năng động, vui vẻ bỗng tan biến và đột nhiên tôi cảm thấy mình bị bủa vây bởi vô vàn những thử thách đang chờ đón phía trước. Kết quả chẩn đoán làm thay đổi cả cuộc sống của tôi. Nếu trước đây tôi cảm thấy thật vui khi sống bên mẹ thì giờ đây tôi luôn nơm nớp chăm sóc bà từng phút, từng giây một.
Trí nhớ của mẹ vẫn giảm dần, khiến tôi không thôi lo lắng cho sức khỏe của bà. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến cách tốt nhất để chăm sóc mẹ và luôn kín đáo quan sát bà. Đã có lúc tôi tự hỏi liệu mình có ngạo mạn quá không khi cứ tự quyết những gì mình cho là tốt nhất đối với mẹ, mặc dù tất cả những gì tôi làm đều xuất phát từ ý định tốt đẹp. Tôi sợ rằng mình đang xâm phạm vào sự riêng tư của mẹ trong tất cả mọi việc. Rồi cho đến ngày tim tôi thắt lại khi biết rằng mẹ không còn đọc được những bảng chỉ dẫn trong nhà nữa, rồi khi lo sốt vó lúc mẹ gọi điện về và báo không tìm được chỗ gửi xe sau khi mua đồ trong cửa hàng tạp hóa gần nhà. Thật may là những lần đó, tôi có mặt ở bên hoặc mẹ vẫn còn nhớ được số điện thoại của tôi để gọi báo.
Những sự kiện trên khiến tôi hiểu rằng với tình trạng của mẹ, việc mẹ ngày càng lệ thuộc vào con cái là không thể tránh khỏi.
Mỗi ngày trí nhớ của mẹ càng giảm sút dần song nhờ đó, tôi lại khám phá ra rằng trong mọi cái rủi đều có cái may đi kèm. Vì mẹ không còn nhớ gì về quá khứ, tôi có cơ hội biết đến bà trong một hình ảnh mới hoàn toàn khác hẳn, không bị ràng buộc bởi những hình bóng “ám ảnh” đã theo bà suốt cuộc đời đã qua. Mẹ không còn oán giận người chị dâu nữa và có thể trò chuyện bình thường với bác ấy qua điện thoại. Mẹ có thể đi làm tóc vào thứ Ba thay vì thứ Bảy vì mỗi ngày của mẹ chẳng còn bị bất cứ điều gì ràng buộc nữa.
Blog tinh yeu cuoc song Bản thân tôi cũng thế, dần dà tôi không mang nặng suy nghĩ mình phải chăm sóc mẹ nữa. Thay vào đó, hai chúng tôi dần trở thành bạn đồng hành của nhau. Mẹ con tôi thường cùng tham gia một hoạt động nào đó và mẹ luôn phản ứng như thể đó là lần đầu tiên trong đời được làm việc ấy. Tôi thấy rõ vẻ vui thích ở mẹ khi được thổi nến sinh nhật, tô màu hoặc hái hoa trong công viên.
Mẹ bắt đầu quên mất nỗi phiền toái của cái lưng và tôi không còn phải chạy quanh bãi xe để tìm chỗ đỗ gần cửa hiệu nhất. Thậm chí mẹ còn bắt đầu đi lại loanh quanh những con phố trong khu nhà của mình.
Một hôm chúng tôi đi ăn buffet và mẹ đã khiến tôi sốc và bối rối kinh khủng khi nhúng cả hai bàn tay vào thố rau trộn và chất một đống thức ăn các loại trên đĩa. Mẹ không nhớ mình thích hay không thích món nào cả còn tôi thì hứng thú theo dõi mẹ thử và thưởng thức hết món này đến món khác.
Thời gian qua đi, cách mẹ tự chăm sóc bản thân thay đổi theo chiều hướng mới của bà. Mẹ tự mặc quần áo nhưng không hề quan tâm đến việc phối hợp chúng sao cho đồng bộ. Thú thật là đôi khi tôi thấy vừa tức cười lại vừa chạnh buồn khi quan sát mẹ, chẳng hạn khi sử dụng cái điều khiển ti-vi, mẹ chuyển kênh liên tục, từ những bộ phim kinh điển yêu thích cho đến các kênh truyền hình của châu Á. Mẹ không hề biết đến danh sách những việc cần làm đang ngày càng trở nên dài hơn trong lịch của tôi. Mẹ không còn phải quan tâm đến việc thanh toán các hóa đơn, nấu cơm, lái xe, đi khám bác sĩ, giặt giũ và vô vàn những thứ khác mà một người phải làm hàng ngày. Hầu như chỉ cần được ở bên tôi là mẹ đã cảm thấy hạnh phúc. Mẹ theo chân tôi hết phòng này đến phòng khác và luôn sẵn sàng lên xe để cùng tôi ra ngoài.
Dẫu vậy, tôi vẫn nhận ra ở mẹ một bản sắc rõ rệt, thể hiện qua những điều bà muốn hoặc không muốn lẫn những cảm xúc ngẫu hứng. Mẹ vẫn là mẹ của tôi chứ không chỉ là một người đang bệnh tật.
Một trong những kỷ niệm đáng quý nhất là hôm tôi đưa mẹ đi nghe nhạc ngoài trời. Họ chơi nhạc của nhóm Big Band Era. Trước đó mẹ vẫn nói chuyện với tôi bình thường, nhưng từ lúc buổi trình diễn bắt đầu, mẹ có thể hát hầu hết những bài hát đó! Suốt hơn bốn mươi lăm phút ấy, tôi cảm thấy lòng mình tràn ngập hân hoan và sự biết ơn vì nhận ra tận sâu trong lòng mẹ vẫn còn một chiếc cầu nối nhịp với thế giới bên ngoài. Cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ rõ như in vẻ mặt vui sướng và hài lòng của mẹ.
Căn bệnh Alzheimer đã giúp tôi biết trân trọng mẹ hơn chứ không chỉ đơn thuần chăm sóc cho bà. Bà dạy tôi nhìn cuộc sống theo một lăng kính khác hẳn và nhận ra sự quý giá trong từng khoảnh khắc. Thật đáng ngạc nhiên khi mẹ càng kém trí nhớ thì cả hai chúng tôi lại càng hiện hữu nhiều hơn trong cuộc sống của chính mình.
Blog tinh yeu ~ Jean Ferratier